Hiển thị các bài đăng có nhãn bình nóng lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bình nóng lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Chống rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Cũng như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày, bình nóng lạnh cũng sẽ bị hỏng hóc do thanh điện trở dùng lâu ngày xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.


Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

sua chua binh nong lanh

Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.Để tiết kiệm điện năng, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.

Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Theo Suachuadienlanh.net.vn

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cẩn trọng khi sử dụng bình nóng lạnh ga

Với cơ chế làm nóng bình nóng lạnh bằng khí ga kèm theo trong không gian nhà tắm kín mít ,chật chội sẽ làm hết ôxy của không gian nhà tắm vì thế sẽ dễ gây nguy hiểm tới tính mạng, có thể dẫn đến tử vong.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Có nên bật bình nóng lạnh cả ngày không?

Việc bật bình nóng lạnh cả ngày, kể cả trong lúc tắm có thể dẫn tới nhiều hậu quả, đặc biệt là nguy cơ rò điện rất cao, nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy nên để đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh 15-20' trước khi sử dụng để bảm đảo an toàn nhất.

Nhiều người vẫn cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên thường cắm điệnsuốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết đó chính là nguyên nhân khiến dây mayso (điện trở) cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải.

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở. Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giậtcho người sử dụng của 2 thiếtbị này là như nhau.

Nhiều gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày

Theo TS. Lê Huy Bình (Ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Viễn thông – Tổng công ty Điện lực Việt Nam), hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của may so bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Cùng với quan điểm trên, PGS- TS. Lê Văn Doanh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bảo dưỡng công nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định, về mặt khoa học và thực tế cuộc sống, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện. Và trên thực tế, đã có người chết vì thiết bị này.

Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai rơle: Rơle nhiệt là loại rơle mao dẫn đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động bật tắt điện theo chế độ đặt trước, đảm bảo đủ nước nóngcho sử dụng và tiết kiệm điện; Rơle an toàn sẽ tự động ngắt điện khi rơle nhiệt bịhỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép.

Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp đặt bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (đây là dây triệt tiêudòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiếtbị gia đình). Thông thường, trong thiếtkế xây dựng, mỗi căn nhà cần có một chiếc cọc nối đất có vai trò như dây tiếp đất. Chiếc cọc này dài 2,5m chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,8- 1m, được nối với những thiếtbịđiện có vỏ sắt nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Ở Việt Nam, hầu hết các gia đình không quan tâm đến bộ phận quan trọng này. Nhiều người chorằng có thể dùng đường ống nước để thay thế, nhưng như vậy không đảm bảo tiêu chuẩn và không thực sự an toàn. Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” nối đất nên khá an toàn.

Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp ráp đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát.

Hiện nay, một số hãng sản xuất bình nóng lạnh đã nghiên cứu những loại sản phẩm riêng biệt cho những nước có khí hậu nóng ẩm kiểu như nước ra với một nút bấm có tác dụng ngắt rơle dòng điện.

Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.

Theo VietQ

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Dùng bình nóng lạnh an toàn cho gia đình

Dưới đây là  những kiến thức và thói quen bạn cần quan tâm để bảo vệ cả gia đình và chính bản thân bạn khi sử dụng bình nóng lạnh một cách an toàn nhất.

Rơle ngắt điện không bảo vệ chống điện rò ra nước


KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người sử dụng về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những “họa” lớn cho chính mình.

Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc đang tắm (thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước).

Chính việc cắm điện liên tục liên tục khiến cho dây mayso, dây dẫn…có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn,bong tróc hoặc bị hỏng là nguyên nhân gây ra rò điện.

Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng “hồn nhiên” tắm nóng, tắm lạnh mà không để ý đến sự “già nua” của bình nóng lạnh. Thực tế, trong quá trình sử dụng, các thiết bị đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây ra rò điện ví dụ dây điện được lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu ngày nên vỏ dây giòn, rỉ và gây rò điện. Ngoài ra, chiếc gioăng caosu cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện có thể bị nứt, bong tróc gây thấm nước dẫn điện ra bên ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng…

GS. VS Viện Hàn lâm Khoa học Quốc tế Kỹ thuật Điện Trần Đình Long cho biết thêm, nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn nếu sử dụng nước sạch.

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm


Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn trước hết không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh già nua. Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm.

Hơn thế, khác với điều hòa, tủ lạnh, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng nên không gây tốn điện trong quá trình khởi động. Vì thế, không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải. Chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 5-10 phút.

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quyệt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt điện và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khác phục lỗi.

Các chuyên gia cũng khuyên, phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra các dây dẫn. Người sử dụng cũng có thể lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.

Khi thấy người người thân bị giật điện do bình nóng lạnh, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu giao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.

Tham khảo: Kienthuc.net.vn

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Nguyên nhân gây rò điện ở bình nóng lạnh

Thanh nhiệt bình nóng lạnh bị đóng cặn, hoạt động quá tải, hỏng gioăng là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rò điện ở bình nóng lạnh. Rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu không khắc phục kịp thời.

Thanh nhiệt bị đóng cặn


Nhìn từ sự việc này có thể nhận định một vài nguyên nhân: Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây mayso với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân là do thanh điện trở sử dụng lâu ngày có hiện tượng làm nóng được nước, nhiệt độ thanh càng phải tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nở gây nứt vỡ lớp cặn bám, đồng thời làm nứt vô cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước. Một nguyên nhân khác có thể là do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nước.

Quá tải do để bình nóng lạnh 24/24h


Trong bình nóng lạnh có bộ phận role điều chỉnh nhiệt độ nước, role nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp. Nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có role ngắt điện này nên có thể yên tâm cắm điện suốt 24/24.

Thực ra đây chính là nguyên nhân khiến dây may so cũng như một số bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cách điện, bị hỏng do phải hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này còn góp phần làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình.

Hỏng gioăng


Ngoài nguyên nhân do vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn có thể xảy ra do gioăng cao su cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện đã quá cũ trong suốt quá trình sử dụng. Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng rất dễ hỏng và mất chức năng cách điện trong trường hợp mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy gioăng.

Theo Sức khỏe & Đời sống