Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Các công nghệ giặt áp dụng trên máy giặt Electrolux



Hãng máy giặt Electrolux đã tạo cho mình những dấu ấn riêng với những công nghệ giặt hiện đại. Rất nhiều công nghệ được tích hợp vào trong chiếc máy giặt Electrolux đã giúp công việc giặt giũ trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết.

1./ Công nghệ Jetspray

Vòi phun nước phía trước giúp quần áo nhanh được làm ướt và giặt sạch dễ dàng.

Công nghệ Jetspray có tác dụng làm tăng tính tuần hoàn của dòng nước thông qua bơm tuần hoàn, nước tác động nhanh và đều lên áo quần thông qua khả năng phun nước trực tiếp lên quần áo nhờ vòi phun được trang bị ở phía cửa trước. Qua đó, lượng bột giặt được hòa tan tối đa và thẩm thấu tốt hơn trong quần áo, chất lượng giặt sạch cũng nhờ vậy mà được nâng cao và hiệu quả. Bên cạnh đó, công nghệ Jetspray cũng giúp tiết kiệm nước nhờ xử lý tuần hoàn nước, quần áo được giặt sạch dễ dàng với thời gian ngắn hơn.

2./ Công nghệ thanh nâng và thùng giặt Lily

Có lẽ các bạn đang tự hỏi, thanh nâng và thùng giặt Lily thì phải riêng về thiết kế nhưng tại sao lại nằm trong công nghệ giặt? Thật vậy, thanh nâng và thùng giặt Lily được xem là thiết kế đặc biệt để hỗ trợ tốt nhất cho công nghệ giặt. Với thiết kế thanh nâng hình chiếc lá và lồng giặt Lily được đục lỗ đặc biệt (hình dạng lỗ trong lỗ tròn) cho phép quần áo thẩm thấu nước nhanh hơn, gia tăng hiệu quả giặt sạch hơn, góp phần mang đến sự sạch sẽ thuần khiết sau mỗi lần giặt.

3./ Quản lý thời gian (Time Manager)

Time Manager giúp bạn làm chủ thời gian giặt với 4 mức lựa chọn tiện lợi.

Công nghệ Time Manager giúp người giặt dễ dàng làm chủ thời gian giặt tùy vào lượng đồ cần giặt và mức độ cần phải giặt sạch của các loại quần áo khác nhau. Công nghệ này cho phép người sử dụng linh hoạt hơn trong việc giặt giũ, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian giặt, điện, nước… và dành nhiều thời gian cho những công việc khác. Có thể đánh giá tính năng này vô cùng có ích với những người bận rộn với công việc không có nhiều thời gian cho giặt giũ.

4./ Công nghệ Load Sensor

Công nghệ Load Sensor trên máy giặt Electrolux có khả năng cần bằng lượng đồ cần giặt trước khi đưa ra thời gian giặt và lượng nước giặt cần thiết, giúp tối ưu hóa lượng giặt cũng như giúp việc giặt sạch diễn ra nhanh và đảm bảo chất lượng giặt sạch tốt hơn.

Ngoài ra, bên cạnh những công nghệ giặt, máy giặt Electrolux cũng có nhiều chế độ giặt như giặt quần áo mềm, giặt tơ lụa, giặt mền, giặt cotton,... cho bạn nhiều lựa chọn giặt phù hợp, đảm bảo khả năng giặt sạch tối đa và tiết kiệm nhất.

Tham khảo Dienmay.com

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Chống rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Cũng như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày, bình nóng lạnh cũng sẽ bị hỏng hóc do thanh điện trở dùng lâu ngày xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.


Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

sua chua binh nong lanh

Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.Để tiết kiệm điện năng, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.

Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Theo Suachuadienlanh.net.vn

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cẩn trọng khi sử dụng bình nóng lạnh ga

Với cơ chế làm nóng bình nóng lạnh bằng khí ga kèm theo trong không gian nhà tắm kín mít ,chật chội sẽ làm hết ôxy của không gian nhà tắm vì thế sẽ dễ gây nguy hiểm tới tính mạng, có thể dẫn đến tử vong.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Chăm sóc da khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Thói quen sử dụng điều hòa nhiệt để mang lại sự mát mẻ và ấm áp để thuận tiện cho mọi hoạt động công việc và sinh hoạt vô tình làm làn da của chúng ta trở nên khô và dễ gây ra những khó chịu nhất định.

Việc sử dụng điều hòa thường xuyên không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu mà nó còn có mặt hạn chế là khiến cho làn da bị khô và xấu đi. Đối với chị em phụ nữ và trẻ nhỏ cần quan tâm chăm sóc làn da của mình không những bảo vệ sắc đẹp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình.



Sau đây là một số biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, cải thiện làn da khi thưởng xuyên trong môi trường điều hòa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện:

1. Tự tạo cho mình một không gian đủ độ ẩm khi ngồi trong phòng điều hòa thường xuyên

 


Cơ thể bạn sẽ mất khoảng 1 lít nước nếu bạn ngồi trong phòng điều hoà cả một ngày. Chỉ dưỡng ẩm bằng kem dưỡng da thông thường là không đủ, hãy đặt vào nơi làm việc một chậu cây xanh nhỏ hay một bể cá loại nhỏ. Hoặc bạn có thể mua máy phun ẩm có bán rất nhiều ở siêu thị hoặc các trung tâm thương mại với những hình ngộ nghĩnh, thích hợp cho công sở và gia đình.

2. Dưỡng ẩm từ bên trong bằng nước trà:



Ít nhất 1 tách hồng trà hay 1 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, nhưng đừng uống quá nhiều vì chúng sẽ làm bạn mất nước nhiều hơn. Nếu bạn muốn uống nhiều thì trà xanh hay trà thảo mộc sẽ là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, trong phòng điều hoà, đừng chỉ uống nước khi bạn thấy khát, hãy cứ nửa tiếng uống một lần.

3. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho môi và da bất cứ lúc nào

Đôi lúc bạn sẽ thấy môi và da mình thật khô nhưng lại chẳng tìm ra thứ gì xung quanh có thể giúp bạn được, vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn. Hãy luôn để trong ví những vật dụng như sửa rửa mặt, kem dưỡng mắt, son dưỡng môi, kem dưỡng ẩm. Sau bữa trưa, bạn nên xịt chút dưỡng ẩm và bôi kem dưỡng mắt để đánh thức làn da. Da môi cũng nhạy cảm hơn những vùng da khác, vì vậy hãy luôn bôi kem dưỡng môi khi cần thiết.

4. Bôi kem dưỡng thể sau khi tắm

 




Tắm sẽ làm khô da, hãy tránh sử dụng xà phòng và kem tẩy da chết quá thường xuyên, bạn chỉ nên tẩy da chết từ 1 – 2 lần/tuần. Vì vậy sau khi tắm, luôn nhớ bôi kem dưỡng ẩm để giữ nước và các dưỡng chất trong da vì trong môi trường điều hòa da sẽ bị thoát nước nhiều hơn bình thường.

Bên cạnh những giải pháp đơn giản này bạn cần uống nhiều nước cho cơ thể từ 2 – 3 lít/ngày để duy trì độ ẩm thường xuyên cho cả bên trong lẫn làn da bên ngoài.

Tham khảo dinhduong.com.vn

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Các bước lắp đặt điều hòa cho gia đình

Chúng tôi xin được giới thiệu các bước cụ thể cách lắp đặt điều hòa cho gia đình sao cho hợp lý và hiệu quả sử dụng được cao nhất.

Sơ đồ bố trí các thiết bị (chúng tôi khuyến nghị nên lắp đặt theo sơ đồ sau – đã được các nhà cung cấp đặt làm chuẩn lắp đặt)

Trước khi lắp đặt điều hòa cần khảo sát vị trí lắp đặt, vị trí lắp đặt phải đạt được các tiêu chuẩn sau

 

1. Vị trí dàn lạnh


Vứng chắc và không bị rung khi hoạt động.

Đảm bảo mỹ quan trong phòng.

Cách xa nguồn nhiệt và hơi nóng, không bị chắn gió.

Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng, nguồn điện đảm bảo.

2. Vị trí lắp đặt giàn nóng


Thông thoáng, gió tốt, nên tránh mưa và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Vị trí lắp đặt vững chắc, đảm bảo mỹ quan, ít tiếng ồn rung động khi hoạt động.

Gió ra từ dàn nóng ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Không có không khí dễ cháy, rò rỉ xung quanh dàn nóng.

Gió ra từ dàn nóng không bị cản trở.

Đặc biệt là vị trí lắp đặt thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, tháo dỡ.

Các bước tiến hành lắp điều hòa như sau: 

1. Lắp đặt dàn lạnh


Dàn lạnh được treo trên tường, cách trần khoảng 5cm (với máy điều hòa treo tường). Tháo bảng tôn được lắp ở sau dàn lạnh, dùng bảng tôn định vị và đo kích thước lắp đặt, cân bằng bảng tôn bằng Đi vô, điều chỉnh bảng tôn cho thăng bằng rồi tiến hành lấy dấu. Khi lấy dấu tiến hành khoan rồi bắt vít bảng tôn lên tường.

Dùng tua vít tháo vỏ ốp bên ngoài dàn lạnh để đấu dây điện, dây tín hiệu theo hướng dẫn trong sách đi kèm.

Nắn ống đồng cho phù hợp với lỗ khoan, tháo giắc co, dùng băng dính bịt kín 2 đầu lỗ, tránh bụi bẩn xâm nhập.

Bọc bảo ôn, cuốn băng xi gồm ống nước, ống đồng, dây diện thành một khối luồn qua lỗ khoan đi ra ngoài.

Treo mặt lạnh lên bảng tôn vừa bắt, dùng Đi vô căn chỉnh lại dàn lạnh.

2. Lắp đặt dàn nóng



Vị trí dàn nóng được đặt trên bê tông hoặc giá đỡ có chiều cao nhỏ nhất là 100mm được giữ chặt bằng bulong.

Nếu dàn nóng được treo bằng giá đỡ thì thực hiện các bước sau :
  • Đo vị trí đặt giá treo, tiến hành lấy dấu.
  • Dùng khoan khoan vào vị trí vừa lấy dấu, đóng nở rồi bắt giá.
  • Đưa máy lên giá, dùng bulong bắt chặt chân máy vào giá đỡ.
  • Lắp ống nước xả dưới đáy dàn nóng (đối với máy 2 chiều).

3. Nối ống

Thông thường sử dụng kỹ thuật hàn ống. Yêu cầu đặt ra là mối hàn phải kín tuyệt đối. Kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng.

4. Tiến hành kiểm tra và chạy thử

Sau khi hoàn thành xong các bước trên thợ kỹ thuật tiến hành kiểm tra cho chạy thử máy điều hòa. Đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

Điều hòa hoạt động ổn định ít nhất 30 phút sau khi chạy thử.

Tiếng ồn từ dàn nóng được khử triệt để.

Dùng các thiết bị chuyên dụng đẻ kiểm tra lượng gas, sự rò rỉ gas.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp tránh máy bị kẹt cháy

Đối với điều hòa sau một thời gian dài không được sử dụng, điều hòa rất dễ bị kẹt cháy sau khi mới khởi động lại, bạn nên chú ý kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để giúp kéo dài độ bền cho máy.

Không bảo dưỡng, điều hòa dễ kẹt cháy

Theo KS điện – điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, việc lau chùi, bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụng tránh nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày, giảm nguy cơ kẹt máy khi khởi động lại, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy điều hòa hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen rỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy điều hòa khi khởi động lại vào mùa sau.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Nhiệt lạnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trước khi cho điều hòa nghỉ lâu dài, người sử dụng cần cho chế độ quạt trong nhà (FAN MODE) chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng. Sau đó cần vệ sinh phin lọc gió và lắp trở lại. Ngoài ra, người sử dụng nên ngắt aptomat, cầu dao hoặc rút phích cắm điều hòa để ngắt hoàn toàn khỏi lưới điện, tránh trường hợp sự cố lưới điện có thể phóng xung điện làm hỏng các mạch điều khiển.


Lau chùi, bảo dưỡng điều hòa cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày các chi tiết máy vào mùa sau.

Ngắt điện làm tốn tiền, mốc tủ lạnh


Theo KS Nguyễn Huy Bạo, việc một số gia đình có thói quen rút điện cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông là sai lầm bởi dễ gây hỏng hóc máy hoặc hệ thống đường dẫn gas. Nguyên nhân là do trong thời gian dài không sử dụng, gas sẽ lắng xuống khiến hệ thống ống dẫn dễ bị khô, lão hóa, thậm chí hoen gỉ; khi hoạt động trở lại dễ gây hiện tượng sục gas, có bọt khí… Ngoài ra, nếu để tủ lạnh nghỉ trong mùa đông dài thì rất có thể hơi ẩm bên trong tủ lâu ngày bị đóng kín, bí hơi sinh ra mùi hôi, mốc do không được vệ sinh cẩn thận và lau khô trước khi không sử dụng. Cộng thêm thời gian để máy không chạy quá lâu và thời tiết ẩm ướt cũng làm tăng khả năng tủ bị mốc bên trong, xung quanh lớp gioăng cao su ở viền tủ và cánh tủ. Tốt nhất, cần lau tủ thật khô, sạch sẽ khi không sử dụng, thỉnh thoảng nên mở tủ ra cho thoáng khí và vệ sinh lại. Khi dùng lại có thể cắm điện cho tủ chạy không trước khi đưa thực phẩm vào khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo không khí bên trong sạch mùi ẩm mốc.

Hơn thế, khi cho máy nghỉ trong thời gian dài cũng nên thi thoảng cho máy chạy nhằm giúp động cơ không bị ì, các chi tiết không bị ăn mòn dẫn đến hỏng hóc. Tuy nhiên, việc cứ đóng/ngắt điện thường xuyên cũng lại dễ làm hỏng động cơ. “Như vậy, việc cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông có thể tiết kiệm tiền điện, nhưng máy lại nhanh hỏng và nếu hỏng lốc hay phải bơm nạp gas thì chi phí còn tốn hơn nhiều”, KS Nguyễn Huy Bạo khuyến cáo.

Đối với quạt điện, KS Nguyễn Huy Bạo cho biết, nên gỡ lồng và cánh quạt để làm vệ sinh sạch sẽ, nhỏ luyn hoặc dầu chạy động cơ vào các đầu trục của quạt trước khi đóng gói cất đi. Theo KS Nguyễn Huy Bạo, việc này sẽ giúp bảo dưỡng quạt tốt nhất, tránh khỏi bụi bẩn và nguy cơ bụi bám lâu ngày gây bó trục, khô động cơ khi dùng lại vào mùa sau.

TS Trần Văn Thịnh, Trưởng Bộ môn Thiết bị Điện – Điện tử, Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại nhấn mạnh đến việc bảo quản thiết bị điện trong mùa nồm ẩm vì các chi tiết, linh kiện điện tử của các thiết bị điện như quạt điều khiển từ xa, điều hòa… rất dễ bị hỏng hóc vào những ngày có độ ẩm trong không khí cao. Vào những ngày này nên thi thoảng đóng điện cho các thiết bị điện trong gia đình hoạt động để sấy khô các linh kiện bên trong. Tuy nhiên, cần chú ý không đóng điện trong những ngày quá ẩm vì khi đó thiết bị lại dễ bị ảnh hưởng ngược lại.

Tham khảo kienthuc.net.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Có nên bật bình nóng lạnh cả ngày không?

Việc bật bình nóng lạnh cả ngày, kể cả trong lúc tắm có thể dẫn tới nhiều hậu quả, đặc biệt là nguy cơ rò điện rất cao, nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy nên để đề phòng những trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh 15-20' trước khi sử dụng để bảm đảo an toàn nhất.

Nhiều người vẫn cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên thường cắm điệnsuốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết đó chính là nguyên nhân khiến dây mayso (điện trở) cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải.

Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở. Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giậtcho người sử dụng của 2 thiếtbị này là như nhau.

Nhiều gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày

Theo TS. Lê Huy Bình (Ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Viễn thông – Tổng công ty Điện lực Việt Nam), hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của may so bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Cùng với quan điểm trên, PGS- TS. Lê Văn Doanh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bảo dưỡng công nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định, về mặt khoa học và thực tế cuộc sống, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện. Và trên thực tế, đã có người chết vì thiết bị này.

Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai rơle: Rơle nhiệt là loại rơle mao dẫn đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động bật tắt điện theo chế độ đặt trước, đảm bảo đủ nước nóngcho sử dụng và tiết kiệm điện; Rơle an toàn sẽ tự động ngắt điện khi rơle nhiệt bịhỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép.

Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp đặt bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (đây là dây triệt tiêudòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiếtbị gia đình). Thông thường, trong thiếtkế xây dựng, mỗi căn nhà cần có một chiếc cọc nối đất có vai trò như dây tiếp đất. Chiếc cọc này dài 2,5m chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,8- 1m, được nối với những thiếtbịđiện có vỏ sắt nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Ở Việt Nam, hầu hết các gia đình không quan tâm đến bộ phận quan trọng này. Nhiều người chorằng có thể dùng đường ống nước để thay thế, nhưng như vậy không đảm bảo tiêu chuẩn và không thực sự an toàn. Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” nối đất nên khá an toàn.

Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp ráp đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát.

Hiện nay, một số hãng sản xuất bình nóng lạnh đã nghiên cứu những loại sản phẩm riêng biệt cho những nước có khí hậu nóng ẩm kiểu như nước ra với một nút bấm có tác dụng ngắt rơle dòng điện.

Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.

Theo VietQ

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Dùng bình nóng lạnh an toàn cho gia đình

Dưới đây là  những kiến thức và thói quen bạn cần quan tâm để bảo vệ cả gia đình và chính bản thân bạn khi sử dụng bình nóng lạnh một cách an toàn nhất.

Rơle ngắt điện không bảo vệ chống điện rò ra nước


KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người sử dụng về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những “họa” lớn cho chính mình.

Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc đang tắm (thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước).

Chính việc cắm điện liên tục liên tục khiến cho dây mayso, dây dẫn…có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn,bong tróc hoặc bị hỏng là nguyên nhân gây ra rò điện.

Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng “hồn nhiên” tắm nóng, tắm lạnh mà không để ý đến sự “già nua” của bình nóng lạnh. Thực tế, trong quá trình sử dụng, các thiết bị đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây ra rò điện ví dụ dây điện được lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu ngày nên vỏ dây giòn, rỉ và gây rò điện. Ngoài ra, chiếc gioăng caosu cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện có thể bị nứt, bong tróc gây thấm nước dẫn điện ra bên ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng…

GS. VS Viện Hàn lâm Khoa học Quốc tế Kỹ thuật Điện Trần Đình Long cho biết thêm, nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn nếu sử dụng nước sạch.

Tắt bình nóng lạnh trước khi tắm


Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn trước hết không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh già nua. Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là tắt bình nóng lạnh trước khi tắm.

Hơn thế, khác với điều hòa, tủ lạnh, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng nên không gây tốn điện trong quá trình khởi động. Vì thế, không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải. Chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 5-10 phút.

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quyệt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt điện và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khác phục lỗi.

Các chuyên gia cũng khuyên, phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra các dây dẫn. Người sử dụng cũng có thể lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.

Khi thấy người người thân bị giật điện do bình nóng lạnh, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu giao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.

Tham khảo: Kienthuc.net.vn